Cúng rằm tháng Giêng ngày 14 hay 15? Ngày nào, giờ nào tốt?

Cúng rằm tháng Giêng ngày 14 hay 15? Ngày nào, giờ nào tốt?

Dân gian có câu: “Lễ Phật quanh năm không bằng ngày rằm tháng Giêng”. “Cúng rằm tháng Giêng vào ngày 14 hay 15?” là câu hỏi mà nhiều người Việt thắc mắc mỗi dịp Tết đến xuân về. Vì vậy, có thể thấy rằng người Việt Nam rất quan tâm và coi trọng việc cúng rằm tháng Giêng, nhưng nhiều người vẫn không biết cúng vào ngày nào, giờ nào. Bàn thờ Nam Hải sẽ chia sẻ đến bạn những thông tin quan trọng trong việc cúng rằm tháng Giêng.

Cúng rằm tháng Giêng vào ngày 14 hay 15?

Cúng rằm tháng Giêng vào ngày 14 hay 15?

Cúng rằm tháng Giêng vào ngày 14 hay 15?

Trong sách “Cơ sở văn hóa Việt Nam” của Giáo sư Trần Ngọc Thêm có ghi rằng:“Rằm tháng Giêng là ngày trăng tròn đầu tiên trong năm mới, còn gọi là Tết Thượng Nguyên với ý nghĩa hướng thiên cầu phúc”. Người Việt Nam lại rất quan tâm đến ngày đầu tiên trong năm, tháng. Vì thế, nhiều gia đình quan tâm về việc lễ cúng rằm tháng Giêng vào ngày 14 hay 15 là chính xác nhất và nên cúng ngày nào, giờ nào.

Thông thường, lễ cúng rằm tháng Giêng sẽ được diễn ra vào ngày 15 Âm lịch. Vậy cúng rằm tháng Giêng vào ngày 14 có được không? Cúng rằm tháng Giêng vào ngày 13 có được không?

Ngày nay, vì công việc cũng như lịch học bận rộn của nhiều người nên việc cúng rằm tháng Giêng vào ngày 14 hay 15, ngày nào, giờ nào không còn quá khắt khe nữa. Nếu gia đình bạn quan tâm việc cúng rằm vào ngày 13, 14 thì có thể tới chùa, sắm mâm quả đơn giản, trầm hương, nhang, đèn, hoa tươi để dâng lên và nhờ sư thầy cúng Phật. Ngày 15 Âm lịch, bạn sẽ chuẩn bị mâm cỗ để cúng rằm tháng Giêng. Chỉ cần có lòng thành tâm thì việc cúng rằm tháng Giêng vào ngày 14 hay 15 là tuỳ vào sự sắp xếp của mỗi gia đình.

Nên cúng rằm tháng Giêng vào giờ nào?

Nên cúng rằm tháng Giêng vào giờ nào?

Nên cúng rằm tháng Giêng vào giờ nào?

Theo lịch phong thuỷ, cúng rằm vào giờ Ngọ (từ 11 giờ trưa đến 1 giờ chiều) là thời điểm tốt nhất vì đây là khung giờ thần Phật giáng thế, chứng giám cho lòng thành của gia chủ.

Ngoài ra, bạn có thể làm lễ cúng từ sáng ngày 14 đến trước 19 giờ ngày 15 tháng Giêng.

Rằm tháng Giêng năm Nhâm Dần 2022 sẽ có các khung giờ hoàng đạo dưới đây:

  • Ngày chính rằm: 15/1/2022 Âm lịch (15/2/2022 Dương lịch), giờ đẹp để tiến hành cúng rằm tháng Giêng 2022 gồm:
    • Giờ Thìn (7g – 9g).
    • Giờ Ngọ (11g – 13g).
    • Giờ Mùi (13g – 15g).
  • Ngày 14/1/2022 Âm lịch (14/2/2022 Dương lịch): Khung giờ hoàng đạo gồm:
    • Giờ Thìn (7g – 9g).
    • Giờ Tỵ (9g – 11g).
    • Giờ Thân (15g – 17g).
    • Giờ Dậu (17g – 19g).

Các lễ cúng rằm hàng tháng khác đều chọn giờ tương tự trên để thực hiện lễ cúng.

Lưu ý khi cúng rằm tháng Giêng

Dân gian có câu: “Cúng cả năm không bằng cúng rằm tháng Giêng”. Vì thế, khi cúng rằm tháng Giêng, bạn cần phải lưu ý những điều sau:

  • Trước khi lau dọn nên thắp một nén hương khấn xin Phật, thần linh, tổ tiên về việc sẽ lau dọn bàn thờ để chuẩn bị lễ cúng rằm tháng Giêng.
  • Khi dọn dẹp bàn thờ, bạn không nên xê dịch bát hương.
  • Tuyệt đối không mua hoa giả để cúng Phật và gia tiên.
  • Không nên dùng những đồ đã sử dụng trong việc ăn, uống trong gia đình để đựng đồ chay cúng Phật.
  • Không nên đốt quá nhiều vàng mã gây lãng phí và ô nhiễm môi trường.

Chuẩn bị mâm cúng rằm tháng Giêng đầy đủ gồm những gì?

Mâm cúng rằm tháng Giêng đầy đủ các món

Mâm cúng rằm tháng Giêng đầy đủ các món

Vào ngày 14 hay ngày 15 Âm lịch tháng Giêng, theo tục lệ của ông bà, các gia đình sẽ chuẩn bị 2 mâm cỗ gồm: một mâm cúng Phật và một mâm cúng gia tiên.

Mâm cúng Phật là mâm lễ gồm những món chay tinh khiết, nhang thơm, hoa tươi, trái cây, trà, bánh, đèn, nến.

Mâm cơm cúng gia tiên gồm: 4 bát, 6 đĩa, tổng cộng thành tròn 10 món.

  • 4 Bát gồm bát bóng, bát ninh măng, bát miến, bát mọc.
  • 6 Đĩa gồm thịt gà trống luộc (hoặc thịt lợn), giò (hoặc chả), nem, đĩa xào, dưa muối, xôi, bánh tét (hoặc bánh chưng), nước chấm.

Bài văn khấn rằm tháng Giêng chuẩn nhất

Bài văn khấn rằm tháng Giêng chuẩn nhất

Bài văn khấn rằm tháng Giêng chuẩn nhất

Bàn thờ Nam Hải giới thiệu đến bạn bài khấn rằm tháng Giêng theo “Văn khấn cổ truyền Việt Nam” – Nhà Xuất bản Văn hoá Thông tin.

 

“- Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

- Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

- Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành Hoàng, ngài Bản xứ Thổ Địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.

- Con kính lạy Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Thúc Bá Đệ Huynh, Cô Di, Tỷ Muội họ nội, họ ngoại.

Tín chủ (chúng) con là:                                                                                                           

Ngụ tại:                                                                                                                                      

Hôm nay là ngày rằm tháng Giêng năm…, gặp tiết Nguyên tiêu, tín chủ con lòng thành, sửa sang hương đăng, sắm sanh lễ vật, dâng lên trước án.

Chúng con kính mời ngài Bản cảnh Thành Hoàng chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ Địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long mạch, Tài thần. Cúi xin các ngài linh thiêng nghe thấu lời mời, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật.

Chúng con kính mời các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội, ngoại họ… nghe lời khẩn cầu, kính mời của con cháu, giáng về chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật.

Tín chủ con kính mời ông bà tiền chủ, hậu chủ tại gia về hưởng lễ vật, chứng giám lòng thành phù hộ độ trì cho gia chung chúng con được vạn sự tốt lành. Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng an bình.

Khấn xong, vái 3 vái.”

 

Bài viết vừa chia sẻ đến bạn những thông tin hữu ích về việc cúng rằm tháng Giêng bài bản, đúng nghi thức. Hy vọng qua bài viết này, bạn có thể giải đáp được thắc mắc về việc cúng rằm tháng Giêng vào ngày 14 hay 15, ngày nào, giờ nào tốt và cách chuẩn bị một mâm cỗ cúng rằm tháng Giêng đầy đủ và ý nghĩa. Chúc bạn và gia đình một năm an khang, thịnh vượng!