Cách lau dọn bàn thờ cuối năm không phạm vào điều cấm kỵ

Cách lau dọn bàn thờ cuối năm không phạm vào điều cấm kỵ

Lau dọn bàn thờ cuối năm là cách để con cháu bày tỏ lòng thành kính đối với Thần linh và gia tiên. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách lau dọn bàn thờ đúng để rước tài lộc và may mắn vào nhà. Một số điều cấm kỵ bạn cần tránh khi vệ sinh bàn thờ: không được xê dịch bát hương; không làm đổ, vỡ đồ khi lau dọn bàn thờ; không dùng nước lạnh để lau bài vị;...

Tại sao cần lau dọn bàn thờ vào cuối năm?

Trong văn hóa tín ngưỡng của người Việt, bàn thờ là nơi linh thiêng, thể hiện sự tôn kính của gia chủ đối với Thần linh, sự tưởng nhớ của con, cháu đối với ông bà, tổ tiên nên có ý nghĩa rất quan trọng. Vì vậy, bàn thờ luôn phải giữ sạch sẽ, gọn gàng, nhất là trong những dịp đặc biệt như lễ, Tết. Nơi thờ cúng sạch, đẹp không chỉ thể hiện tấm lòng của gia chủ, con cháu mà còn là cách để cầu may mắn, tài lộc đến với gia đình trong năm mới.

Vệ sinh bàn thờ cuối năm không chỉ thể hiện tấm lòng của gia chủ mà còn để cầu may mắn và tài lộc đến với gia đình trong năm mới

Vệ sinh bàn thờ cuối năm không chỉ thể hiện tấm lòng của gia chủ mà còn để cầu may mắn và tài lộc đến với gia đình trong năm mới

Nên dọn bàn thờ cuối năm vào ngày nào?

Theo quan niệm của dân gian, Ông Công, Ông Táo là những người trông coi bếp núc, đất đai cho gia đình. Ngày 23 tháng Chạp hàng năm, Ông Công, Ông Táo cưỡi cá chép về trời để bẩm báo những việc đã xảy ra. Đây là dịp thích hợp để người dân lau dọn bàn thờ cuối năm nhằm đón năm mới mà không ảnh hưởng và động chạm đến việc thờ cúng những vị Thần linh, ông bà, tổ tiên.

Trên thực tế, chưa có một tài liệu ghi chép cụ thể nào về việc nên lau dọn bàn thờ vào ngày nào để đón Tết. Thêm vào đó, bàn thờ là nơi linh thiêng, hội tụ nhiều năng lượng tích cực và tạo phúc đức cho gia đình. Vì vậy, việc lau dọn bàn thờ sạch, đẹp có thể tiến hành thường xuyên để thể hiện lòng tôn kính của người sống. Trong tháng Chạp, bạn có thể chọn một ngày lành bất kỳ để lau dọn bàn thờ, không nhất thiết là sau ngày 23. Khi lau dọn bàn thờ ngày Tết, bạn phải tỉa chân nhang vì sau một năm thờ cúng, bát hương đã đầy nhang. Nếu không tỉa chân nhang, bạn sẽ gặp khó khăn trong việc thắp hương, cúng kiếng cho năm sau. Bên cạnh ngày 23, các ngày 13, 15, 20, 21, 25, 27 tháng Chạp (Âm lịch) cũng là những ngày đẹp để vệ sinh bàn thờ.

Văn khấn xin lau dọn bàn thờ Thần Tài, ông bà, tổ tiên cuối năm

“Nam Mô A Di Đà Phật!

Nam Mô A Di Đà Phật!

Nam Mô A Di Đà Phật!

Con xin tấu lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

Con xin tấu lạy vua cha Ngọc Hoàng Thượng đế, Hoàng Thiên Hậu Thổ, ngũ phương ngũ thổ, long mạch thổ thần, Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.

Tín chủ con là:..................

Ngụ tại:......................

Con xin tấu lạy vong linh các cụ gia tiên Cửu Huyền Thất Tổ, bà tổ cô và các bà cô các đời, ông mãnh, cô bé đỏ, cậu bé đỏ dòng họ .... tại ...... (địa chỉ nhà ở, quê).

Hôm nay là ngày ... tháng .... năm..., con xin phép được bao sái lại bàn thờ gia tiên cho sạch sẽ để tiễn năm cũ, đón năm mới tới, mong chư vị Phật, Thánh, các cụ gia tiên tiền tổ, bà tổ cô, ông mãnh, cô bé đỏ, cậu bé đỏ của họ ... chấp thuận.

Nam Mô A Di Đà Phật!

Nam Mô A Di Đà Phật!

Nam Mô A Di Đà Phật!”

Sau hơn nửa tuần nhang, bạn có thể tiến hành lau dọn bàn thờ và bát nhang.

Cách lau dọn bàn thờ cuối năm không phạm điều cấm kỵ

Không được xê dịch bát hương

Khi lau dọn bàn thờ, bạn không được xê dịch hoặc nhấc bát hương mà chỉ nên dùng khăn đã nhúng nước ngũ vị, lau thành bát hương để bớt bụi bám trên đó. Một tay giữ cố định bát hương, tay kia lau mặt trước của bát hương (lau mặt nhật nguyệt trước rồi mới lau chỗ khác). Theo quan niệm dân gian, bàn thờ là nơi linh thiêng, phù hộ cho gia đình ấm no, bình an và hạnh phúc. Vì vậy, bạn không nên tùy tiện động chạm hoặc di chuyển bát hương.

Không được xê dịch bát hương khi vệ sinh bàn thờ

Không được xê dịch bát hương khi vệ sinh bàn thờ

Không dùng nước lạnh lau bài vị

Khi vệ sinh bàn thờ, bạn nên sử dụng nước thơm, ấm để lau bài vị. Khi lau bát hương, bạn không được để bát hương chông chênh và xê dịch nhiều, chỉ nên lau thành bát hương bằng khăn sạch để bớt bụi, tàn nhang bám trên đó.

Trước khi lau dọn bàn thờ, bài vị, bạn nên nấu một nồi nước ngũ vị hương gồm những loại lá cây sau: hồi khô, quế khô, lá bồ đề, lá trầu, xả, lá bưởi, hương nhu, lá nếp,... Tùy vào từng vùng miền, địa phương, bạn có thể chuẩn bị nước ngũ vị hương khác nhau để vệ sinh bàn thờ ngày Tết và trong lễ nhập trạch. Những loại lá cây cần phải được đun sôi, ấm để chuẩn bị cho việc lau dọn. Ngoài ra, bạn có thể bổ sung thêm rượu ngâm gừng vào nước ngũ vị hương (Lưu ý: Rượu ngâm gừng phải để ít nhất 7 ngày, gừng để nguyên vỏ, đập dập và ngâm cùng rượu hơn 40o). Đây là đáp án cho câu hỏi “Lau bàn thờ bằng nước gì?”.

Sử dụng ngũ vị hương để nấu nước, vệ sinh bàn thờ

Sử dụng ngũ vị hương để nấu nước, vệ sinh bàn thờ

Không làm đổ, vỡ đồ khi lau dọn bàn thờ

Đây là cách lau dọn bàn thờ Thần Tài, ông bà, tổ tiên mà bạn cần lưu ý. Đồ thờ cúng trên bàn thờ là các vật linh thiêng, thể hiện sự tôn kính của người sống đối với những vị Thần linh và tổ tiên đã khuất. Nếu bạn làm đổ, vỡ khi lau dọn bàn thờ, gia đình sẽ gặp chuyện không may. Nếu lỡ tay làm vỡ, bạn cần mua ngay đồ mới, cúng tiến, làm lễ sám hối an vị đồ thờ thì mới yên lành, bình an.

Không được rút chân hương, đổ hết tro ra ngoài

Bốc bát hương là một trong những việc quan trọng khi vệ sinh bàn thờ. Ngày nay, hầu hết các gia đình thường rút chân hương rồi đổ tro ra ngoài. Điều này sẽ dễ gây “tán tài” và bất ổn cho gia đình. Thay vào đó, bạn nên dùng thìa, xúc tro và cát ra ngoài rồi mới rửa bát hương sạch sẽ, để khô.

Nếu là bát hương thờ Phật, bạn hãy dùng 7 tờ tiền vàng; đối với bát hương thờ tổ tiên, bạn nên sử dụng 3 tờ tiền vàng để đốt, hơ quanh. Khi tiền vàng cháy được một nửa, bạn để vào trong bát hương, đợi tiền vàng cháy hết rồi đổ tro vào một lần. Việc này được gọi là “ra nhỏ vào lớn”, nghĩa là “tiền ra nhỏ giọt, tiền vào như thác đổ”. Nếu lúc đầu bạn đổ tro ra hết rồi múc từng ít một vào thì gọi là “vào nhỏ ra lớn”, tức là “tiền ra thì nhiều mà tiền vào thì ít”.

Dùng đồ sạch để lau dọn bàn thờ

Các đồ lau dọn bàn thờ như: khăn lau, chổi quét, khăn khô,... phải là đồ sạch, được mua về dùng riêng cho việc vệ sinh bàn thờ. Bởi bàn thờ là nơi vô cùng quan trọng, đem lại tài lộc, sức khỏe và may mắn cho các thành viên trong gia đình. Nếu bàn thờ thu nạp được sinh khí tốt, con cháu sẽ làm ăn phát đạt và hanh thông trong mọi việc.

Sử dụng đồ sạch để lau bàn thờ của Thần linh và ông bà, tổ tiên

Sử dụng đồ sạch để lau bàn thờ của Thần linh và ông bà, tổ tiên

Qua bài viết trên, bạn đã biết ngày nào nên lau dọn bàn thờ vào cuối năm. Đồng thời, bạn cũng biết thêm cách vệ sinh bàn thờ để không phạm vào điều cấm kỵ. Nếu bạn muốn mua bàn thờ Ông Địa hoặc bàn thờ gia tiên đẹp, chất lượng để thờ cúng trong nhà, Bàn thờ Nam Hải sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo. Liên hệ ngay hotline để được tư vấn và hỗ trợ nhanh chóng!