Kinh nghiệm trang trí bàn thờ ngày Tết tránh phạm điều kiêng kỵ
-
Người viết: haravan
/
Bàn thờ là nơi linh thiêng nên việc trang trí, bày biện phải có sự chuẩn bị và thực hiện đúng nghi thức văn hóa người Việt để tránh phạm những điều kiêng kỵ. Vậy cách trang trí bàn thờ ngày Tết được thực hiện như thế nào? Bàn thờ Nam Hải sẽ chia sẻ kinh nghiệm trang trí bàn thờ ngày Tết đẹp, đơn giản và thể hiện được ý nghĩa trong ngày đầu năm mới.
Tại sao phải trang trí bàn thờ ngày Tết?
Tại sao phải trang trí bàn thờ ngày Tết?
Trang trí bàn thờ ngày Tết được xem là một trong những hoạt động quan trọng, bắt buộc đối với mỗi hộ gia đình trong dịp Tết đến, xuân về. Việc làm này thể hiện nét đẹp tín ngưỡng của người Việt, thể hiện lòng thành kính của con cháu đối với cha mẹ, ông bà, tổ tiên và những người đã khuất. Không chỉ có con cháu đón Tết, mà bàn thờ còn thể hiện cho sự đầy đủ của một gia đình. Hương khói trên bàn thờ giúp con cháu tưởng nhớ và đón ông bà, tổ tiên trở về đón Tết cùng nhau.
Trang trí bàn thờ ngày Tết thường thực hiện sau lễ cúng “Ông Công, Ông Táo” và công việc chủ yếu là dọn dẹp, lau chùi lư, đèn, bàn thờ, kết hoa, bày biện đồ lễ,...
Các bước chuẩn bị trước khi trang trí bàn thờ ngày Tết
Trước khi tiến hành trang trí bàn thờ ngày Tết, gia chủ phải thực hiện công tác chuẩn bị. Các bước chuẩn bị bao gồm.
Các bước chuẩn bị trước khi trang trí bàn thờ ngày Tết
Lau dọn bàn thờ ngày Tết
Bàn thờ ngày Tết phải được lau chùi cẩn thận và chu đáo. Gia chủ nên dọn dẹp sau ngày đưa “Ông Công, Ông Táo” về trời và trước ngày 29 - 30 Âm lịch.
Trước khi bắt đầu lau dọn, gia chủ tắm rửa sạch sẽ, mặc bộ quần áo dài và phải thắp hương xin phép ông bà trước rồi mới đem vật thờ cúng trên bàn thờ xuống để lau dọn.
Lau dọn bàn thờ ngày Tết cẩn thận
Khi lau dọn bàn thờ ngày Tết, gia chủ phải lau chùi các bài vị quan, Thần linh trước rồi mới đến ông bà, tổ tiên. Lưu ý: Nên dùng khăn, chổi và nước sạch lau chùi để không làm mất tính tôn nghiêm của bàn thờ.
Đối với bát hương, gia chủ không được xê dịch trong quá trình lau dọn. Khi rút những cây nhang đã cháy, gia chủ nên để lại một ít với số lượng 3, 5 hoặc 7.
Sau khi lau dọn bàn thờ xong, gia chủ mang bài vị quan, Thần linh, gia tiên đặt vào vị trí cũ trên bàn thờ.
Đồ thờ cúng cần chuẩn bị để trang trí trên bàn thờ
Các đồ thờ cúng cần chuẩn bị để đặt lên bàn thờ
Sau khi lau dọn bàn thờ ngày Tết, công đoạn tiếp theo mà gia chủ cần chuẩn bị là đồ thờ cúng để trang hoàng bàn thờ. Bàn thờ ngày Tết miền Bắc hay miền Nam cũng đều có các vật thờ cúng như: ngai thờ, bát hương, lư hương (hay còn gọi là đỉnh thờ), đèn dầu (hoặc chân nến), đài thờ, chén thờ, lọ hoa, mâm bồng, bộ bát cơm và đũa thờ.
Hướng dẫn cách trang trí bàn thờ ngày Tết
Sau khi lau dọn bàn thờ và chuẩn bị các vật thờ cúng thì gia chủ tiến hành trang trí bàn thờ ngày Tết để có được không khí mùa xuân ấm cúng bên gia đình.
Cách trang trí bàn thờ gia tiên ngày Tết
Cách sắp xếp vật thờ cúng
Các vật thờ cúng mà gia chủ đã chuẩn bị khi đặt trên bàn thờ ngày Tết phải đúng vị trí và sắp xếp sao cho hợp lý. Gia chủ có thể tham khảo cách sắp xếp vật thờ cúng như sau.
- Ngai thờ: Vật thờ cúng này nên đặt ở trong cùng, phía trên cao để không bị che lấp bởi các vật thờ cúng khác.
- Bát hương: Vị trí đặt bát hương là phía trước bức ảnh thờ, ở chính giữa, có thể đặt thêm 2 bát hương ở 2 bên để tạo thế tam tài. Bát hương nên nằm ở mép rìa bàn thờ một khoảng để không bị rơi.
- Lư hương: Lư hương sẽ đặt đối diện và ở phía sau bát hương. Gia chủ nên để lư hương cao hơn bát hương.
- Đèn dầu hoặc chân nến: Vị trí đặt vật thờ cúng này phải đặt ở hai bên, sát mép rìa ngoài của bàn thờ.
- Đài thờ và chóe thờ: Được đặt ở bên trái, phía sau đèn dầu hoặc chân nến.
- Lọ hoa: Gia chủ có thể đặt ở 2 bên trái, phải để cắm hoa.
- Mâm bồng: Mâm bồng nên đặt trước bát hương. Nếu bàn thờ ngày Tết của gia chủ có diện tích rộng thì chia làm ba mâm bồng nhỏ đặt chung quanh.
- Bát cơm, đũa thờ: Hai vật này được đặt ở bên phải và nhích xuống phía sau bát hương một khoảng cách nhỏ.
Cách bày biện lễ vật trên bàn thờ
Lễ vật dâng cúng bàn thờ ngày Tết bao gồm: vài bộ quần áo, giấy tiền vàng mã, một đĩa hoa quả lớn, một bình rượu và bình trà ngon, một bình hoa và bánh mứt. Bên cạnh đó, gia chủ cần chuẩn bị thêm một số món ăn mặn, chay để dâng cúng ông bà, tổ tiên vào ngày Tết.
Cách bày biện lễ vật trên bàn thờ ngày Tết
Đối với trường hợp gia chủ quá bận rộn hoặc không có điều kiện kinh tế thì chỉ cần chuẩn bị những đồ lễ cơ bản như: ly nước, nén hương, đĩa hoa quả tươi và giấy tiền vàng bạc. Chỉ cần có lòng thành tâm thì tổ tiên, Thần linh sẽ chứng giám.
Các lễ vật này gia chủ nên đặt ở hai bên trái và phải ngang bằng nhau. Trang trí bàn thờ Ông Địa ngày Tết hay bàn thờ Thần Tài ngày Tết thì chỉ cần tuân theo nguyên tắc bên trái cao hơn bên phải. Để xác định vị trí bên trái, phải, gia chủ nên xét từ vị trí bàn thờ nhìn ra, ngược với vị trí của người hướng mặt vào khấn, bái.
Cách chọn và trang trí bình hoa
Khi chọn hoa cắm bàn thờ ngày Tết, gia chủ phải biết loại hoa nào nên và không nên đặt lên bàn thờ. Thông thường vào ngày Tết, nhiều người cắm hoa bàn thờ là hoa huệ, hoa lay ơn, hoa đồng tiền, hoa mai, hoa đào,... Những loại hoa này có màu sắc rất nổi bật: đỏ, vàng,... có ý nghĩa mang may mắn, tài lộc vào nhà.
Cách chọn và trang trí hoa trên bàn thờ
Tuyệt đối không được chọn hoa giả, hoa giấy đặt lên bàn thờ và một số loại hoa như: hoa ly, hoa râm bụt, hoa cúc vạn thọ,... Những loại hoa này thường mang đến những điều xui xẻo, không may mắn cho gia đình.
Khi cắm hoa đặt trên bàn thờ, gia chủ nên chọn loại phù hợp và không nên cắm hoa xòe ra 2 bên quá nhiều. Nếu gia chủ cắm 2 bình thì nên cắm hoa giống nhau, đối xứng với nhau và tạo nên sự cân bằng khi nhìn. Bên cạnh đó, gia chủ cần lưu ý là không nên cắm theo số chẵn hoặc số cuối là 7.
Cách chọn và trang trí mâm ngũ quả
Mâm ngũ quả là đồ cúng sau cùng không thể thiếu trong ngày Tết, tượng trưng cho sự sinh sôi, nảy nở và phát triển, giúp gia chủ gặp nhiều may mắn, thuận lợi và thịnh vượng trong năm mới.
Mỗi vùng miền sẽ bày biện mâm ngũ quả với các loại quả khác nhau
Tùy theo truyền thống văn hóa của mỗi vùng miền mà cách chọn mâm ngũ quả cũng sẽ khác nhau.
- Cách bày mâm ngũ quả miền Bắc thường được dựa trên thuyết ngũ hành, có ý nghĩa mong muốn vạn vật dung hòa với đất trời. Do đó, mâm quả miền Bắc được phối theo 5 màu: trắng, đen, xanh, đỏ và vàng.
- Cách bày mâm ngũ quả miền Nam theo câu “ cầu - sung - vừa - đủ - xài” tương ứng với các loại quả: mãng cầu, sung, dừa, đu đủ và xoài. 5 Loại quả này tượng trưng cho sự sung túc về sức khỏe và tiền bạc.
- Mâm ngũ quả miền Trung khá đơn giản, không câu nệ hình thức như miền Nam hoặc miền Bắc. Người miền Trung bày mâm quả ngày Tết “có chi cúng nấy”.
Ngoài ra, trên bàn thờ người ta còn trang trí bánh chưng. Bánh chưng để chưng bàn thờ ngày Tết tượng trưng cho ý nghĩa uống nước nhớ nguồn, nhắc nhở con cháu không quên công ơn sinh thành, dưỡng dục của ông bà, cha mẹ.
Những điều kiêng kỵ khi trang trí bàn thờ ngày Tết
Khi trang trí bàn thờ ngày Tết, ngoài việc lau dọn và trang trí đồ thờ, gia chủ cần phải nắm được những điều kiêng kỵ để hạn chế sai phạm, ảnh hưởng đến gia tiên.
Bát hương luôn đặt ở chính giữa bàn thờ, không được xê dịch
Không được xê dịch bát hương khi lau dọn bàn thờ ngày Tết
Bát hương được xem là vật quan trọng trên bàn thờ, vì thế phải luôn đặt ở vị trí chính giữa bàn thờ và không được xê dịch vì sẽ làm ảnh hưởng đến âm vong của người đã mất. Trên bát hương sẽ được cắm một cây trụ để có thể cắm hương vòng. Hương vòng tượng trưng cho vũ trụ.
Hai bát hương đặt 2 bên tượng trưng cho thế tam tài, đón tài lộc. Nếu gia chủ muốn thay đổi vị trí bát hương thì phải làm lễ để không bị động thổ. Tốt nhất gia chủ không nên xê dịch bát hương để tránh gặp những tai ương, vận hạn.
Khi mua và bày đồ cúng lễ
Khi mua đồ cúng lễ, gia chủ lên danh sách trước để tránh bị thiếu. Nếu gia chủ quá bận, không kịp sắm đủ đồ lễ thì chỉ cần có một chén nước mưa, một nén hương để thể hiện sự trang trọng và trên bàn thờ phải thắp đèn dầu hoặc nến. Khi thắp hương, gia chủ phải thắp theo số lẻ, không được thắp số chẵn.
Hoa cắm bàn thờ ngày Tết phải dùng hoa tươi
Hoa cắm bàn thờ ngày Tết cần phải dùng hoa tươi để mang lại sự may mắn và tài lộc. Gia chủ không nên sử dụng bình hoa bằng nhựa hoặc chọn hoa giả, hoa giấy để đặt lên bàn thờ.
Thời điểm thắp hương
Chọn thời điểm thắp hương tốt nhất
Gia chủ nên thắp hương vào buổi sáng và buổi tối, đây là thời điểm tốt nhất trong ngày. Tuyệt đối không nên thắp hương vào buổi trưa.
Trong quá trình thắp, gia chủ để ý đến khói hương, nếu hương khói lên trên là tốt và ngược lại bay thành vòng tròn là xấu.
Lau dọn bàn thờ
Lau dọn bàn thờ là việc rất quan trọng nhằm thể hiện sự thành kính, biết ơn của con cháu đối với ông bà, tổ tiên đã khuất. Khi lau dọn, gia chủ nên dùng khăn, chổi sạch, mới để quét dọn, không sử dụng khăn, chổi quét bàn ghế để thay thế vì đây được xem là thiếu tôn trọng đối với ông bà, tổ tiên.
Vị trí đặt bàn thờ ngày Tết
Nhiều người nhầm tưởng, đặt bàn thờ ngày Tết hướng ra cửa chính, đối diện cổng ra, vào sẽ đón tài lộc. Thực tế không phải vậy! Đặt bàn thờ hướng ra cửa ra, vào sẽ ảnh hưởng đến tài lộc và nhân đinh của gia đình.
Qua những thông tin chia sẻ trên, chắc gia chủ đã biết cách trang trí và cách bày bàn thờ ngày Tết sao cho đẹp và hợp phong thủy. Gia chủ có nhu cầu mua nội thất phòng thờ như bàn thờ gia tiên, bàn thờ Ông Địa,... thì hãy liên hệ với Bàn thờ Nam Hải để được nhân viên tư vấn chi tiết và báo giá tốt nhất.